Tình hình thời tiết trong mùa hạn đang tiếp tục nắng gay gắt, đã làm cho lượng nước các hồ chứa và lưu lượng ở các sông giảm, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước tưới cho cây trồng, chăn nuôi và nước sinh hoạt. Để chủ động ứng phó thình hình thiếu nước sinh hoạt cần thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật khoan giếng, đào giếng, quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn nước ngầm để chống hạn.
1.Loại hình cấp nước:
- Căn cứ vào khả năng khô hạn của nguồn nước đối với các vùng, về trữ lượng nước, các điều kiện bổ sung của nguồn nước ngầm và khả năng sụt giảm trữ lượng do các điều kiện thiên nhiên thay đổi, để địa phương lựa chọn 1 trong 2 loại hình khai thác nước sinh hoạt:
- Giếng khoan
- Giếng đào
2.Kỹ thuật thi công khoan giếng gia đình
a.Giếng khoan: Giếng khoan được sử dụng khai thác nước ngầm tầng sâu.
- Chọn tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất:
Nên chọn tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Công ty Khoan giếng Đại Thành Nam với hơn 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan giếng gia đình nên bạn có thể yên tâm hợp tác.
- Quy mô nhỏ: Đối với hộ gia đình và các công trình công cộng (Chợ, trạm xá, trường học, trụ sở ủy ban) chỉ khoan và lắp đặt ống giếng (ống vách) có đường kính dưới 110 milimét và chỉ cho phép khai thác nước có lưu lượng dưới 200m3 /ngày đêm.
- Giải pháp thi công:
+ Chọn phương pháp khoan:
Chọn khoan xoay dùng dung dịch đất sét, đất bùn, hoặc dùng ống chống để khoan.
+ Cấu thành của giếng khoan: có 04 bộ phận chính:
Miệng giếng: Thường kết hợp bố trí vị trí đặt máy bơm nước.
Thân giếng ( còn gọi là ống vách ): được cấu tạo bằng ống thép hay ống nhựa (ốngPVC) có nhiệm vụ chống nước nhiễm bẩn và chống sạt lở giếng. Chiều dài của ống vách phụ thuộc chiều sâu của giếng.
Bộ phận thu nước( còn gọi là ống lọc nước): Được nối với ống vách có nhiều khe, lổ lưới dùng để thu nước, được bố trí tại tầng trữ nước vào giếng. Chiều dài ống lọc phụ thuộc chiều dày của tầng nước và lượng nước cần khai thác.
Ống lắng: Bố trí dưới ống lọc nước. Dùng để lắng cặn cát và chịu lực khi thổi súc rửa giếng. Chiều dài ống lắng khoản 1-1,5m.
* Khoan và lắp đặt giếng:
Bước 1: Khoan hố giếng:
Khi khoan giếng cần lựa chọn theo các điều kiện địa chất thuỷ văn tại chổ khoan, dự kiến chiều sâu, đường kính khoan và đường kính giếng và lựa chọn phương pháp khoan. Chú ý giếng phải cách nguồn ô nhiễm tối thiểu 10m.
Sau khi khoan xong mà thấy không thể lắp giếng thì phải tiến hành lấp hố khoan bằng đất, cát khoan lên từ hố khoan, hoặc bằng đất sét, đất bùn hay đất ruộng để cách ly nước bị nhiễm bẩn từ bề mặt xuống và từ các tầng ngậm nước có chất lượng xấu, nước ô nhiếm.
Bước 2: Sau khi khoan xong dừng lại để lắp ống giếng:
Khi lắp đặt hoàn thành một cái giếng, ta phải cách ly giếng để khỏi bị nhiễm bẩn từ bề mặt đất xuống và các tầng ngậm nước không dùng đến bằng cách: Đóng hoặc chèn xung quanh ngoài ống vách giếng lớp đất sét có độ sâu tối thiểu là 3m, quanh miệng giếng lớp đất sét rộng 0,5m.
Bước 3: Bơm súc rửa giếng, bơm cảo nhiều lần đến khi thấy nước giếng đạt: nước trong, không màu, không có mùi, vị lạ thì mới đưa vào sử dụng. Nếu nước nhiễm sắt ( nước phèn) thì ta dùng bể lọc phèn để xử lý nước đạt yêu cầu mới sử dụng.
* Quản lý vận hành và sử dụng giếng khoan:
- Giếng khoan có thể sử dụng bơm lắt tay hay bơm điện để bơm hút nước.
- Sân giếng được láng xi măng, có rãnh thoát nước sinh hoạt ra xa khỏi giếng tối thiểu 10m.
- Miệng giếng cao cách nền giếng tối thiểu 0,3m để chống nước chảy tràng vào giếng, nếu lắp bơm điện miệng giếng phải có nắp đậy, nếu lắp bơm tay thì phải đổ trụ bê tông xi măng bao quanh cột trụ giếng.
- Khi sử dụng bơm điện thì phải mắt dây tiếp đất để chống điện rò rỉ, máy bơm phải có hộp che đậy bảo quản máy bơm tránh nắng mưa.
- Vào mùa khô hạn cột nước hạ thấp, bơm thông thường không thể bơm nước được thì dùng máy bơm hút sâu để bơm nước.
- Khi bơm nước, nguồn nước giếng không cấp kịp thì bơm chia ra nhiều lần để nước phục hồi, hoặc lắp van điều chỉnh lưu lượng ở đầu bơm vòi nước chảy ra, điều chỉnh sao cho phù hợp lượng nước khai thác đến khi nước chảy ổng định.
- Khi có lũ phải tháo máy bơm bảo quản, thu hồi đường dây điện, bịt kín miệng giếng. Nếu giếng để ngập lụt, sau cơn lũ phải bơm cảo nước giếng với thời gian liên tục ít nhất 4 giờ thấy nước trong, không màu, không mùi vị lạ mới đưa vào sử dụng.
- Nên xét nghiệm nước về vi sinh, về khoáng trước khi sử dụng.
- Nếu nước nhiễm sắt ( phèn) thì dùng bể xử lý sắt để lọc.
- Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực giếng.
- Trong trường hợp giếng bỏ không dùng thì phải bịt kín miệng giếng hoặc nhổ giếng và lấp hố giếng bằng đất sét, bùn tránh nước chảy vào hố ngây ô nhiễm nguồn nước.
Lựa chọn đơn vị thi công khoan giếng gia đình uy tín:
Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành, công ty Khoan Giếng Đại Thành Nam tự tin với chất lượng dịch vụ. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên và hợp tác.
Liên hệ ngay (08) 36012436 - 0913758091 để được tư vấn miễn phí & cảm nhận sự chuyên nghiệp!